VIỆT NAM
(Xin bấm vào trên để xem bài)
LS DƯƠNG KIỀN TP DƯƠNG KIỀN
BẠN THƠ VĨNH BIỆT DƯƠNG KIỀN:
LUÂN HOÁN với bài thơ “Tiễn và hẹn cùng anh Dương Kiền” sáng tác ngay khi
nghe tin Dương Kiền lìa trần (trích):
“lòng tôi kho chứa nỗi buồn
đầy thêm chút nữa bất thường sáng nay
một người bạn văn lâu ngày
bước vào xạ trị đã xuôi tay liền”…
“bạn văn bạn đọc vẫn dành
biếu anh tình cảm chân thành mến thương
riêng tôi khó nói cho tường
chung qui gói gọn chữ buồn vậy thôi
mái đầu trắng đẹp hơn vôi
bây giờ đã lẫn mây trôi thật rồi”…
“đêm nay tôi mộng lên trời
đưa anh một chặng như thời cụng ly
lạ kỳ sao buồn quá đi
’chết là trở lại xuân thì kiếp sau’
tôi tin mình sớm gặp nhau...
........
KHÓC VỢ
LS NGUYỄN BÍCH NGỌC
Xin bấm vào đây để xem you tube
TÌNH THIÊN THU ĐỢI
Em đi rồi, nỗi nhớ
Xô lạnh lùng đôi vai
Em không về, con sóng
Vẫn soi bờ phôi phai!
Chiều sương mờ, bóng đổ
Cho hồn trùng, quanh hiu
Giòng sông đời vật vã
Xoáy vực sầu trong tôi
Em không về, tôi đợi
Suốt ngày dài buồn tênh..
Suốt đêm tròn,trăng mở
Soi góc đời chênh vênh!
Em không về, tôi gọi
Tiếng vọng về biển khơi..
Đã soi mòn bia đá
Cũng hao gầy tim tôi!
Em không về, tôi khóc…
Cho cuộc tình dở dang
Cho hồn tôi chất ngất
Vết thương đời trái ngang….
Tôi ngàn năm vẫn đợi
Em, mối tình thiên thu!
Mây ngàn năm vẫn đọng
Trên đỉnh sầu tương tư….
Nguyễn Viết Đĩnh
8/8/15
NHỚ VỀ MỘT NGƯỜI BẠN.
Hình ảnh một thanh niên cao ráo, hơi gầy, thường ngày xuất hiện trước cổng trường luật trên đường Duy Tân, gần công trường con rùa. Tay áo chemise màu nhạt sắn cao,quần tây đậm thẳng nếp đang tươi cười bước vào giảng đường.Bên cạnh lúc nào cũng có một hai người bạn,trai gái sánh vai. Đó là hình ảnh của Nguyễn Trọng Quỳnh vào năm 1963, lúc đó anh học năm thứ hai taị trường luật Sài Gòn. Tính tình dễ mến, dí dỏm, lại xuất thân từ một gia đình danh giá. Cha anh phục vụ trong ngành ngoai giao cao cấp dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, chắc chắn anh là một đối tượng lý tưởng của nhiều nữ sinh viên thuộc mọi phân khoa thời đó. Sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, anh được nhận ngay vào tập sự tại luật sư đoàn Sài Gòn, trong văn phòng luật của người anh rể là luật sư lão thành Nguyễn Tiến Đạt. Hàng ngày anh thường đến tòa Sài Gòn trên đường Công Lý, gần dinh Gia Long với một tập hồ sơ giầy cộm. Xong việc, anh thường cùng với các bạn tập sự khác rủ nhau tụ tập tại nhà hàng Thanh Thế trên đường Lê Lợi sát chợ Bến Thành. Có lúc cả bọn cùng kéo nhau ra nhà hàng Brodard hay Givral. Sau khi hoàn tất ba năm tập sự, anh vẫn làm việc tại văn phòng luật sư Đạt cho đến tháng tư năm 1975, Cộng sản xâm chiếm miền nam Việt Nam. Nhà anh trên đường Trần Khắc Chân, Tân Định, trong khu có nhiều biệt thự xây theo kiểu tây rất đẹp. Anh lập gia đình với chị Quyên, cũng là một sinh viên luật khoảng năm 1869-1970. Anh chị có một gái, một trai cùng tuổi với các con tôi. Nên tình thân giữa chúng tôi từ thời sinh viên cho đến khi hành nghề luật sư ngày càng thân thiết hơn. Khi cộng sản xâm chiếm miền nam, gia đình anh cũng bị kẹt lại Sài Gòn. Đó là thời gian khó khăn nhất cho mọi người sống trong một trại tù khổng lồ. Anh hay đến thăm chúng tôi và chia xẻ những gì có được cho nhau.Khi thì một lon sữa, vài trái cam... Người anh lúc này trông gầy hẳn đi. Nụ cười không còn tươi vui như hồi sinh viên nữa. Chú anh, luật sư Nguyễn Mạnh Tường, một luật sư nổi tiếng thời Pháp thuộc, đã từng theo kháng chiến, nhưng bị thất sủng, vào Sài Gòn thăm anh. Ông khuyên anh nên tìm đường vượt biên. Anh tiết lộ với tôi về cuộc sống vô cùng khó khăn của luật sư Tường tại Hà Nội dưới thời Cộng Sản. Điều đó càng làm cho tinh thần của Quỳnh càng sa sút thêm. Khoảng cuối năm 1978, gia đình anh vượt biên thành công đến Indonesia. Anh được nhận định cư tại Pháp và sống tại Toulouse, một tỉnh miền tây nam nước Pháp. Khoảng năm 1990,trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ anh có ghé thăm vợ chồng chúng tôi. Anh vẫn gầy như thuở nào, có vẻ gầy hơn xưa! Nhưng nụ cười lại nở tươi trên khuôn mặt đã hằn nét thăng trầm cùa tháng năm. H Sau đó anh có viếng thăm Hoa Kỳ thêm một hai lần nữa. Thời gian này chúng tôi cũng bận đi xa, nên không có dịp hội ngộ. Chúng tôi chỉ kịp trao đổi với nhau vài ba câu ngắn gọn trên điện thoại. Thời gian trôi qua rất nhanh. Cuối tháng 10/2012, nghe tin từ Đỗ Xuân Hiệp, sau đó luật sư Đạt từ Houston gọi qua báo tin Quỳnh đã thanh thản từ bỏ gia đình và bạn bè sang thế giới bên kia. Tin đó được thông báo ngay cho các anh, chị trong ban chấp hành hội Ái Hữu Luật Khoa. Nhiều dịp anh có mời chúng tôi sang thăm gia đình anh ở Toulouse. Vài lần du lịch qua Pháp,chúng tôi đều nghĩ đến thăm Quỳnh. Nhưng Toulouse không nằm trên hành trình du lịch phổ biến , nên chúng tôi mãi mãi không có dịp gặp nhau trên miền đất tạm dung của anh. Cuối tháng 10/2012,sau khi anh mất được vài ngày, trên con tàu đang lênh đênh trên biển thuộc miền nam nước Pháp, chúng tôi ngậm ngùi nhớ đến anh. Nhớ về hình ảnh một người bạn thân từ thời sinh viên, nay đã vĩnh viễn từ bỏ gia đình, bạn bè để về cõi hư vô. Anh đã bỏ lại sau lưng những hệ lụy thường tình của kiếp nhân sinh.
Nguyễn Viết Đĩnh 11/17/2012
BURNING INCENSE IN MEMORY OF AN INDOMITABLE PRISONER, PROFESSOR BUI TUONG HUAN.
This morning, on Memorial Day, I dropped by my office at the newspaper Thoi Luan. On a desk I saw a thank you note from a client about a memorial service for the Professor, Bùi Từơng Huân.The thank you note caught my attention. “Did Professor Bùi passed away?” I wondered. I would find out that he passed away in the beginning of May in Saigon. My heart skipped a beat and my eyes welled up. Suddenly memories of Professor Bùi and the Re-Education camp overwhelmed me as if it was yesterday, with vivid details in images, colors and sounds.
In March 1978, the prisoners of the Communist Vietnamese regime were transferred from Yên Báy to Hà Tây. I was thrown into Cell F7. In that particular cell, four of us shared the small space: Captain Huỳnh Kim Bình (a Buddhist Military Chaplain), Colonel Nguyễn Văn Huấn (Deputy Commander of the Quang Trung Military Training Center), and Colonel Nguyễn Văn Thi (Chief of Staff to the Commanding Office of the Artillery). Two days later, the cell door opened and another prisoner was brought in. It was Professor Bùi Tường Huân.
Colonel Nguyễn Văn Huấn and Professor Bùi knew each other from before. They chatted. I listened. I learned that Professor Bùi was transferred from Thanh Hóa Re-Education Camp. After that, Colonel Nguyễn Văn Huấn introduced Professor Bùi to us. Professor Bùi was so skinny. I did not know him until 1975. I had only heard of him previously. Looking at him at that moment, I could not believe someone such as him could have ever been in power. He looked very pale. His clothes were nothing more than rags covering a walking skeleton. According to him, his condition was due to sustained malnutrition and untreated hemorrhoids. His eyes, however, were still flashed with a bright intellect with a gaze that attracted people. His lips were dry and cracked, but maintained a kind smile. I began to respect him once I saw his simple and easy going way.
The room was surrounded by bars and walls, like a cage. It was like a tomb that was meant to bury all five of us. The five of us sat and slept in a 10-square-meter cell day and night. The only way we could pass the time was to comfort each other and share our happy memories of the past, as well as prepare each other for what was to lay ahead for us. We shared everything, including our personal thoughts and feelings, the ups and downs of life; everything that we experienced individually became our common past.
From that miserable situation we were in, I recognized Professor Bùi’s bright personality and brave character and soul which pushed me not to merely call him my friend , but to bow my head and refer to him as “Teacher”, even though I had never been his student , even just for one lecture.
One time Colonel Nguyễn Văn Huấn asked Professor Bùi about his family. He responded that on the last day before the fall of the Republic of Viet Nam, he took his family to the Tân Sơn Nhất airport to seek refuge abroad. Only he remained. One person teasingly asked him if he stayed to become Vice Prime Minister.
Professor Bùi smiled and answered: “ At the end of April 1975, any Vietnamese citizen knew that it was going to be very hard to change the entire political situation. I stayed behind with aspirations to exert all my effort to serve the country. This was the time that country needed us most”.
We then all started to reminisce over that April, in 1975. The ones in power did not think twice about escaping abroad with their money and families. Many government offices had no leaders. The military had no one to lead. The soldiers stay put while their leaders fled. Colonel Nguyễn Văn Huấn had to lead rookies with no experience onto the battlefield to stop the invasion of the Việt Cộng into Sàigòn.
All the leaders of Sàigòn were looking for ways to escape. In the end, the old colonel had to surrender, following the orders given from the Presidential Palace. Colonel Nguyễn Văn Huấn became a prisoner in our cage, Cell F7. Professor Bùi had stayed in Vietnam, and explained: “My goal was to bring my knowledge and experience to share with the youth and help my country in any way possible. I did not want to escape abroad; otherwise my life would be worthless.”
During the last days of the Republic of Vietnam, Professor Bùi accepted the positions of Vice Prime Minister and Minister of Defense. When the Communists took over the Presidential Palace, they let him go home after the procedure of declaration of identity. When he came home he found that the maid who lived in his house for the last few years, was there in the Communist military uniform. She confirmed she was a revolutionary cadre, staying at his house the whole time as an informant for the Communists. She advised him to present himself to the authority as soon as possible for registration and escorted him to the local security police station with an AK-47.
He would later regret that before 1975, he did not pay attention to the warning of the former government’s security agency about the maid being a Communist cadre. That government did not dare to arrest her for fear it would create a misunderstanding of government hostility toward the An Quang Buddhist group of which he was a member .At the same time, Professor Bùi had the impression of being under close surveillance of the security agency, and so, he did not care to pay attention to its warning. By the time the Republic of Vietnam fell, and the reality showed, it was too late. . .
In 1978, almost all of the prisoners who were moved to northern Vietnam were suffering from starvation. I lost contact with my family, and so, I did not receive any food. Because of his transfer from Quảng Ninh Re-Education Camp to Thanh Hóa, then to Hà Tây, Professor Bùi also lost contact with his relatives. Of the five of us in Cell F7, Professor Bùi and I became
proletarians. One time he confided in me, “When I was in the Thanh Hóa Re-Education Camp, I was in the same cell with some students who resisted the Communist after the fall of the Republic of Vietnam. Even though we had to go through hard labor, spending time next to these young students was a happy time. All helped me with the heavy lifting, so that together we could complete the tasks assigned on time in order to avoid being reprimanded by the Communists. They even look for hemorrhoid medication for me. Here in Cell F7, I don’t have to do hard labor, but it’s boring.”
I was aware that professor regularly went hungry. He tried to hide his hunger from us but I could tell since whenever he got his one bowl of stale rice or a piece of manioc, he would eat it so voraciously that I could not hold back my tears. I was hungry like him, so I had pity for him like I had for myself, but I could not share what little I had. In the Re-Education Camp, hunger was common and that led to rowdy behavior of some prisoners. Watching his calm and serene attitude during these times of empty stomach made me admire him more. One day, in order to forget the hunger I asked him, “In order to succeed in politics, one needs a dispassionate mind and impassioned heart. One also needs to resort to chicanery. You, Teacher, have both an impassioned heart and mind . Why did you decide to go into politics?.”
The Professor gazed at me with nostalgia and love. He murmured like the whispering wind:
“Being Vietnamese citizens, who do not want their country to be prosperous and beautiful? If I just thought about myself I would have escaped with my family before the fall of Sàigòn. This is just karma.”
Another time I asked Professor Bùi about the Buddhist Group Ấn Quang and their responsibility, if any,for the fall of the Republic of Vietnam. He replied “I do not deny that the Ấn Quang Buddhist Group, symbolized by the Reverend Trí Quang, had
influenced my political career. In other words, I am a member that group. There was indeed regrettable misunderstanding caused by that group,. But I strongly deny the rumors that this group consisted of clandestine Communists. The Ấn Quang group had nothing to do with the Communists. We are just citizens of the nation of Vietnam.”
To prove his point he noted that he and Reverend Trí Quang and most of the leadership of the Ấn Quang Group were detained by the Communists. Professor Bùi was disappointed with acting President Dương Văn Minh’s order towards unconditional surrender without arrangement for handing over the government. But the reality was that in the Independence Palace on that day, even as Deputy Prime Minister and defense Minister, he was ordered to stick up his hands to surrender without any ceremony of turning over the government.
Life in prisons was full of sadness, but did not change his character. That was why from the beginning, I was very surprised by his positive and jovial attitude. One time as the five of us were trying to forget our intense hunger, professor Bùi told a joke. He calmly recited, as if in rhymes, the story of the Conference of Yalta in 1945 which started on February 4, 1945, During a week-end, the four leaders of four nations, President Roosevelt of the United State, Prime Minister Winston Churchill of the United Kingdom, Secretary General Joseph Stalin of Russia, and General Charles de Gaulle of France (though France was not actually part of the Conference) were riding together in a Jeep down the suburban road when they came across a cow that stood in the middle of the way,holding up traffic. The four stopped and made a bet as to who could be the first to make the cow move.
Charles de Gaulle disembarked and approached the cow. He told the cow, “If you move, I will get you the best milk and butter in France.” The cow remained stationary. De Gaulle gave up and went back to the car.
Next Winston Churchill approached the cow and caressed it from head to tail and spoke kindly to the cow, treating her the way a capitalist would treat a customer, and said: “Move away and I will ask the Queen to confer you a noble title.” The cow lied still. Churchill mumbled some more words without result and then gave up and went back to the car.
Next Roosevelt aggressively disembarked, approached the cow and barked at the cow in loud voice as if from a wealthy man: “If you move out quickly, I will give you one million dollars!” The cow stayed put. Roosevelt, feeling like it was an auction, offered five million dollars. The cow was still stupid like a cow. She still did not move. The President of the United States gave up and went back to the car.
Only then did Stalin slowly disembarked and approached the cow and whispered something into her ear. Suddenly the cow sprang up and ran off up the hill. Seeing what had just happened, the other three complimented Stalin profusely : “We don’t know what you said to the cow, but she was so frightened and ran away immediately with such a haste!” Stalin replied, “It was easy. All I told her was that ‘If you stay here for another second, I will send you to a Re-Education camp’ .”
In 1979 Professor Bùi was released. I congratulated him that he would one day be joining his family soon. A few months later we heard from visitors a rumor that Professor was flown on an aircraft from Saigon to France. But with this thank you note left on my desk, I realized that he died in Sàigòn and was therefore in Vietnam until his death.
Professor Bùi, my Teacher from Cell F7, had never left Vietnam. Now that he was gone, his body was cremated and his ashes remain in Vietnam. I do not have any proof, but from my heart, I believe that Professor Bui’s choice was always his Nation, Pride and Responsibility
* Originally written in Vietnamese by Mr. Nguyễn Vạn Hùng – in Thời Luận newspaper,San Diego, 1988. Translater : Bùi Tường Viêt.
_________________
TƯỞNG NHỚ LK NGUYỄN VĂN BẢO
Anh ra đi quá đột ngột, vội vàng, khiến cho người thân và các bạn hữu không kịp có một lời chào giã biệt. Tin Anh bị ‘stroke’, hôn mê, phải đưa vào nhà thương cấp cứu đến với “Nhóm bạn hữu thâm tình” rất nhanh. Anh bị đột qụy vào buổi sáng, đến trưa là các bạn đã biết, hẹn nhau cùng vào thăm Anh ngay vào sáng hôm sau, thế mà vẫn trể mất một bước. Đến nơi đúng 11:15AM, đang đứng chờ để được phép vào thăm - vì đó là Khu ICU hạn chế khách viếng ra vào - thì được thông báo là Anh đã ‘đi vào giấc ngủ yên’ trước đó nửa giờ rồi, vào lúc 10:45AM…. Hôm đó là Chủ Nhật, ngày 30 tháng 5 năm 2010, tại Bệnh viện Torrance Memorial, Thành phố Torrance, California.
Chúng tôi vội bước đến trước cửa phòng, phía bên trong đã đầy những người thân yêu trong gia đình Anh, đang đứng trang nghiêm quanh chiếc giường nơi Anh nằm, chắp tay trước ngực, mắt hướng về Anh, hiệp ý cùng với Thầy Thượng Tọa đang tụng kinh cầu sự bình an cho Anh trên hành trình đơn độc đi về cỏi vĩnh phước. Tiếng gỏ mỏ nhè nhẹ, lời cầu kinh của Thẩ̀y thanh thoát trầm buồn, vẫn không che lấp được tiếng nất tức tưởi của Chị và những người thân, như cố níu kéo Anh trở lại với thế gian, với Chị, với người thân, và với bạn bè... Đã quá trể rồi phải không Anh? Có lẽ Anh cũng muốn lắm nhưng Anh không thể chống lại với mệnh số, với định mệnh oan khiên, ngay cả xin có được thêm một chút xíu thời gian để trăn trối với Chị, với các cháu, và với bạn bè.
Anh có biết không, đêm hôm qua khi trời đã về khuya, không gian bên ngoài yên vắng, trong phòng chỉ có hai vợ chồng, tôi mở bản nhạc “Nếu chỉ còn một ngày để sống” của Thụy An,... Tôi đã không cầm giữ được cảm xúc của mình khi nghe những lời ca: ”Nếu chỉ còn một ngày để sống. Chợt nhận ra cuộc đời quá đẹp. Phải chăng ta có lúc vội vàng. Nên ra đi chưa được bình an.” - Vâng, ước chi Đấng Chí Cao cho Anh thêm một ngày để sống! Chỉ một ngày thôi đủ cho Anh thực hiện thêm được bao điều ước nguyện, hầu cho Anh có thể ra đi được bình an phải không Anh? Nhưng Thụy An đã chẳng soạn sẳn cho Anh thêm một lời ca: “Xin cho tôi như khúc ca. Bay đi rất xa. Cho tôi được cám ơn cuộc đời, cám ơn mọi người. Cho tôi được sống trong tim người bằng những lời ca.” Anh Bảo ạ, Anh sẽ mãi hiện hữu trong lòng những người yêu mến Anh bằng những lời ca, và sự yêu thương! À, mà Anh có biế́t ai là người đã gởi cho tôi bài hát ấy? – Là Thụy đấy. Là “Thủy-Thụy” của “Nhóm bạn hữu thâm tình”đấy! Hẳn là Thụy cũng đã rất xúc cảm qua lời ca nên lúc “forward” có kèm thêm lời nhắn: “Hãy lắng nghe để nhớ về Bảo.” Anh thấy không? Sự thiếu vắng Anh đã làm cho các bạn bị hụt hẩng!
*
Đã quá lâu rồi của những ngày xa xưa ấy cùng nhau học ở Đại Học Luật Khoa Saigon. Anh nổi bật giữa đám bạn hữu với cái tên “Bảo Simca” vì thời bấy giờ chỉ có vài người có xe hơi lúc còn đi học, và Anh là một trong số đó với chiếc Simca lúc nào cũng đậu ngay trên đường Duy Tân Saigon, trước cửa Trường Luật. Anh nổi tiếng là vậy, thế mà chẳng mấy ai biết được mối tình của Anh với người đẹp bạn học cùng lớp cho đến khi hai người tổ chức đám cưới vào năm 1964, một năm sau khi ra trường, và Anh đã phải lặn lội.ra mãi tận Huế quê vợ để chào thăm họ hàng. Cũng “công phu” lắm chứ đâu phải thường? Nhưng nhờ đó mà trong “Nhóm bạn hữu thâm tình” tôi có được “đồng minh” vì trong gần hai mươi người của Nhóm, nhìn qua nhìn lại, hầu hết đều là “Bắc cờ di cư”!...
Cuối Tháng 3 năm 2009, Anh Chị và vợ chồng tôi chung nhau tổ chức kỷ niệm “45 năm ngày thành hôn” tại phòng hội nơi tôi ở với gần 50 anh chị em bằng hữu đến chung vui. Trong dịp này Ký giả Nguyên Dzuy có làm tặng Anh Chị bốn câu thơ làm theo thể ‘Khoáng thủ’ như sau:
“VĂN hiến ngàn năm không đổi dời
“BẢO tồn tộc Nguyễn nguyện đời đời
“HOA khôi trong mắt người tình Bảo
“NGUYỄN Nguyễn duyên tình đẹp lứa đôi.”
Hôm ấy thật vui và rồi hẹn sẽ cùng nhau tổ chức nữa vào dịp 50 năm, “Lễ Vàng”! Nhưng ngày hẹn ấy giờ đây sẽ không còn có nữa. Không phải vì Anh ‘thất hứa’ mà chỉ vì Anh phải đi xa, đi rất xa, đi về cỏi vô cùng!...
Mười hai năm trước, năm 1998, Anh Tô Thế Liệu, đã “ bỏ dở cuộc chơi” khi tuổi đời mới vừa 58 khiến cho các bạn trong Nhóm bị cú ‘sốc’ nặng vì ảnh còn quá trẻ và là ‘Leader’ của Nhóm. Nay Anh cũng là “Leader”, là “Đầu tàu” của Nhóm, mà Anh giã biệt quá đột ngột, vội vàng, nên các bạn bị ngỡ ngàn, hụt hẩng! Thật khó để có thể chấp nhận và làm sao để có thể lấp kín được khoảng trống này?.... Cứ nhắc đến Anh là bao nhiêu kỷ niệm trở về, như đang có Anh đâu đây, có thể chạm vào người Anh được...
Thôi Anh nhé vì kể thêm nữa e không chịu nỗi, mà Anh ra đi cũng không thể thanh thản, bình an. Tất cả chỉ là vô thường, thế gian chỉ là đất tạm, mọi sự rồi sẽ qua đi! Điều quý trọng còn lại là “TÌNH BẠN”, mà với Anh thì ai cũng muốn được là bạn của Anh cả. Có một lần tôi có chuyển đến Anh một slide show nói về “Tình Bạn” trong đó có câu đại ý: “ Bạn hữu như những vì sao trên trời. Có khi ta mãi rảo bước không nhìn lên nên không thấy, nhưng có một điều ta có thể biết chắc là có sự hiện hữu của những vì sao đó, và nó đang rõi theo từng bước đi của mình.” T̀ôi còn nhớ là sau khi xem xong, Anh gởi lại tôi một Email chỉ có mấy chữ: “Tình bạn của chúng ta cũng như vậy đó.” Tôi sẽ nhìn lên trời trong những đêm có đầy sao sáng, và chắc chắn tôi sẽ dễ dàng nhận ra vì sao nào là Tô Thế Liệu, là Nguyễn Thượng Hiệp, và dĩ nhiên ngôi sao của Anh chiếu sáng hơn cả, vì đó là... ngôi sao Bắc Đẩu.
Anh hãy ra đi bình an. Các bạn hữu sẽ mãi nhớ về Anh.
Westminster, Cali, ngày tang lễ Anh, 3 June 2010
Tạquanghoàng
DAM TANG ANH NGUYEN VAN BAO
Hoi 10 gio sang ngay thu bay 5 thang 6, 2010, theo chuong trinh da dinh, cac anh,chi, em trong Hoi ai huu Luat khoa da te tuu dong du Peek Family, Phong so 2, nam tren duong Bolsa, de tham vieng va tien dua Anh Bao, lan cuoi ve mien vinh phuc.
Trong gioi tham phan Viet Nam, co mat cua quy anh Nguyen Van Thong, Huynh Buu Khuong, Hoang Tuan Loc,Luong Duc Hop ......Phia luat su, co su hien dien cua quy anh chi Phung Van Tue,Do Duc Hau,Nguyen Huu Thuy,Hoang Thi Chau Quy va phu quan,Tran Son Ha, Anh chi Le Quang Cuong, Anh chi Do Xuan Hiep, Do Xuan Hoa, Tran Cuong, Luu Quang, Chu Tich Hoi Vo Van Dinh, anh chi Nguyen Viet Dinh, Tran Nguyen Cuong, Nguyen thi Quy, Chi To Ngoc...Ngoai ra con co su tham du cua quy anh Tran Minh Cong, Do tien Duc, Tran Quy Hung va rat nhieu anh chi em cuu sinh vien truong Luat.
So nguoi den tien dua anh rat dong, dung tran ca ra ngoai hanh lang va bai dau xe cua nha quan.Moi nguoi tum nam, tum ba bui ngui nhac nho den nhung ky niem cu moi voi nguoi da khuat.Anh Bao la hoi vien tich cuc da dong gop rat nhieu cong suc cho hoi Ai Huu Luat Khoa, qua nhieu nhiem ky.
Sau phan nghi le tung niem theo nghi thuc Phat giao,than nhan va ban huu noi duoi nhau di ngang qua quan tai vieng anh lan cuoi.
Luc 11:30, quan tai anh duoc cac than nhan va bang huu than thiet nhat chuyen di theo ban tung niem dan dau la mot vi tang si tien dan vao phong hoa tang. Tieng kinh cau am vang bat tan...Moi nguoi ra ve trong long tran day niem tiec noi menh mang.
Cau chuc anh mot giac ngu binh an trong coi vinh hang!!
TƯỞNG NIỆM
GIÁO SƯ NGUYỄN VĂN BÔNG
GIÁO SƯ/ PROFESSOR NGUYẼN VĂN BÔNG-
BẢN TIẾNG VIỆT VÀ ANH/
VIETNAMESE AND ENGLISH VERSIONS
Giáo sư Nguyễn Văn Bông, một lãnh tụ bao dung, dân chủ, can trường và được nhân dân Việt Nam và đồng minh Mỹ quý trọng.
Tạ Văn Tài, tháng 9/2008
Năm 1965, sau khi tốt nghiệp tại đại học Mỹ, tôi gia nhập ban giáo sư Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, và cũng dạy thêm ở Đại Học Luật Khoa, tại Saì Gòn,Việt Nam. Trong 6 năm trời, tôi được dịp quan sát và làm việc với Giáo sư Nguyễn Văn Bông, Giáo sư Thác sĩ về Công Pháp của Trường Luật, kiêm Viện Trưởng Học Viện Hành Chánh, cho đến khi ông qua đời năm 1971 vì đặc công cộng sản sát hại. Đứng trước linh cữu của Giáo sư Bông khi hạ huyệt, lần đầu tiên trong đời, và kể từ đó đến nay, đó cũng là lần duy nhất, tôi rưng rưng nước mắt nghẹn ngào khóc cho một người quá cố không có liên hệ gia đình. Bởi vì tôi xúc động thương cảm cho sự ra đi quá sớm của một giáo sư đại học đồng sự ở cấp trên, mà tôi rất qúy mến vì ông có tác phong lãnh đạo bao dung , có tinh thần tận tụy cho nền dân chủ Việt Nam trong nghiên cứu giảng dạy cũng như khi thực thi trong hoạt dộng chính trị và hành chánh, có cá tính tuy nghiêm túc nhưng vui vẻ với cộng sự viên gần mà lại can trường với các đối tượng xã hội mà ông phải đối đầu, và sau hết có uy tín với nhân dân Miền Nam Việt Nam và đồng minh Hoa Kỳ vào thời đó.
Tôi nhận thấy mọi người làm việc với Giào sư Bông, từ giáo sư, nhân viên hành chánh, đến các sinh viên tại Học Viện Hành Chánh, đều vừa sợ cái uy, vừa mến cái tốt của người thầy đồng thời là người lãnh tụ này. Ông có cái đặc tính mà các nhà nghiên cứu xã hội nói là trong xã hội hay chính trường các quốc gia, ít người hay ít chính khách có : đó là charisma, sức thu hút hấp dẫn người khác. Qua kinh nghiệm cá nhân, tôi khám phá ra và chiêm nghiệm rằng charisma đó, sức hấp dẫn đó, là do lòng bao dung của một người lãnh tụ rộng lượng. Giáo sư Bông dung nạp không kỳ thị các thành phần xã hội với quá trình, đẳng cấp, tôn giáo, chính kiến, nguồn gốc, quê quán khác nhau, miễn là cùng tận tuỵ lo làm việc chung. Trong chính trị Miền Nam Việt Nam hồi đó, sau giai đọan chế độ Ngô Đình Diệm đặt vấn đề nguồn gốc Nam Trung Bắc (thí dụ, năm 1960, khi tôi thi trúng tuyển học bổng Fulbright đi du học Mỹ, thì Hội Đồng Du Học nói rõ là 6 học bổng Fulbright phải chia 2 cho ngưòi Bắc, 2 cho người Trung, và 2 cho người Nam), thì thời chế độ quân nhân từ 1965, có một Hội Liên Trường gồm các cựu học sinh các trường trung học Miền Nam Việt Nam (như Petrus Ký ở Saigon, Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho v.v…) mà dư luận cứ nghi là để các cựu học sinh gốc Miền Nam mà nay đã thành các người tai mắt trong xã hội, hỗ trợ nhau, đưa nhau lên địa vị ngự trị xã hội và chính trường, gạt bớt ảnh hưởng của các người gốc Bắc và Trung. Giáo sư Bông, gốc Nam, đã đối xử rất tốt với một người gốc Bắc di cư vào Nam (năm 1954) là tôi và một vài giáo sư khác gốc Bắc, với thái độ bao dung đặc biệt cho các người cộng sự trẻ tuổi cần khuyến khích trong bước đâu cuôc đời sự nghiệp. Đậu tiến sĩ gì thì gì, nhưng với tuổi trẻ nhất trong ban giáo sư, mặt muĩ trông non nớt nhất, cho nên chắc là Chi Vụ Giảng Huấn cho tôi còn non quá, bèn giao cho dạy một lớp Ban Tham Sự (sinh viên học 1 năm) mà thôi, chưa dạy Ban Đốc sự (học 3 năm) được ? Tôi nêu thắc mắc với Giáo sư Viện Trưởng N.V. Bông,; con người dễ thương này tuyên bố cho tôi nghỉ chơi một lục cá nguyệt, đợi lục cá nguyệt tới có môn Đốc sự. Nhân đó, tôi có dịp đi nghiên cứu tại các quận trong tỉnh Định Tường (Mỹ Tho) về Mặt Trận Giải Phóng và nông thôn với anh bạn học người Mỹ lúc đó sang Việt Nam nghiên cứu cho dự án của Rand Corporation. Nhờ tác phong lãnh đạo bao dung của Giáo sư Bông, tôi được khỏe khoắn và có dịp tìm hiểu thêm về phong trào công sản ở Miền Nam và nông thôn Miền Nam, và do đó đảm nhận dạy môn Nông Thôn Viêt Nam, giúp ích hơn cho sứ mạng đào tạo cán bộ hành chánh gần nông dân hơn, và hiểu họ hơn.
Giáo sư Bông viết các tác phẩm về dân chủ và đối lập. Tôi xin để người khác nói về các tác phẩm đó của Giáo sư, một học giả về luật học và chính trị tốt nghiệp tại Đại học Paris, trong số hàng đầu của thế gìới Tây Phương. Riêng tôi ở đây chỉ xin nói đến những công việc khác của Giáo sư mà tôi đích thân chứng kiến, cho tôi thấy ông là một nhà dân chủ thành tâm, trong sự tìm hiểu nghiên cứu cũng như trong hoạt động thực tế.
a) Được tôi luyện trong nền văn minh pháp luật của Pháp, lẽ ra Giáo sư Bông chỉ để ý đền các quy chuẩn dân chủ (democratic norms) áp dụng ở cấp cao nhất trong quốc gia, tức là các quy chuẩn về phân quyền, vai trò hành pháp, quốc hội, tư pháp dộc lập, đối lập chính trị, các tự do của người dân v..v. được bàn tới theo truyền thống nghiên cứu luật hiến pháp. Nhưng Giáo sư Bông đã để ý đến các đề tài nghiên cứu thường thấy nhiều hơn tại Mỹ, tức là các cuộc điều tra dư luận (polls) theo phương pháp khoa học xã hội, tức là khuynh hướng đi vào thực tại chính trị trong quần chúng, và Giáo sư tỏ ra rất ưa tìm hiểu về người dân . Khi chúng tôi đề nghị một cuộc điều tra dư luận cử tri nhân cuộc bầu cử bán phần Thượng Viện năm 1970, thì Giáo sư lập tức đồng ý cấp ngân khỏan nghiên cứu trích trong ngân sách của Hội Nghiên Cứu Hành Chánh, một cơ cấu tiếp cận của Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Cùng với một nhóm sinh viên Ban Cao học, chúng tôi hoàn thành cuộc điều tra dư luận cử tri, và đã tiên đoán đúng các liên danh tranh cử vô Thượng Viện nào sẽ về đầu và trúng cử, cũng như đưa ra những nhận xét về thái độ cử tri, có lẽ lần đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, nhờ một cuộc thăm dò dư luận chính trị theo phưong pháp khoa học khách quan, không có sự thiên lệch của sự can thiệp chính quyền. Bài tổng kết cuộc nghiên cứu dư luận cử tri đuợc đăng trong Tập San Nghiên Cứu Hành Chánh năm 1970 đó, và trong những năm 2007 và 2008, lại đuợc viết lại bằng Anh Ngữ, cập nhật hoá bằng sự so sánh với các cuộc bầu cử quốc hội do đảng cử để dân bầu tại Việt Nam hiện nay, và đem trình bày trong hai hội nghị tại các trường Đại học Texas Tech University và University of Washington, Seattle. Các bài nghiên cứu về chính kiến thực sự của nhân dân trong cuộc bầu cử trung thực ở Việt Nam , theo phương pháp khoa học khách quan này, mà có lẽ không có từ đó đến nay tại Việt Nam, chính là một di sản tinh thần của Giáo sư Bông.
b) Giào sư Bông không những là nhà học gỉa về dân chủ, nhưng còn là nhà hoạt đông chính trị có tinh thần dân chủ và tận tụy góp phần xây dựng dân chủ trong các công việc ngoài xã hội. Ông đem các phái đoàn của Học Viện Hành Chánh, nhiều khi kèm theo thành viên của các cơ quan hành chánh ở trung ương, để đi kinh lý về các tỉnh, quận , xã, gặp các lãnh đạo hành chánh cầp trung và hạ tầng cơ sở (trong đó , có khá nhiều các cựu sinh viên tốt nghiệp Học Viện) , gặp dân chúng tại các địa phưong, tìm hiểu tình hình địa phưong, để thích ứng nội dung giảng dạy tại Học Viện, vừa khuyến khích các giới chức, trong đó có các cựu sinh viên. Cá nhân tôi đã tháp tùng Giáo sư Bông đi nhiều nơi, mà tôi nhớ nhất là các lần đi về các làng vùng Long Xuyên, An Giang, ở đó đồng bào theo Phật Giáo Hòa Hảo chống cộng và do đó giữ vững an ninh cho những người từ trung ương xuống được an toàn; hay đi về các quận ở Bạc Liêu và nơi có đồng bào người Việt gốc Miên cư ngụ nhiều. Vì các chuyến đi kinh lý, vì vai trò Viện Truởng Học Viện Hành Chánh huấn luyện các cán bộ hành chánh cho toàn quốc, mà tên tuổi Giáo sư Bông đã được nhân dân Việt Nam khắp nơi biết, khiến Đại sứ Mỹ Bunker đã nói với Phu nhân Giáo sư là tên tuổi Giáo sư đã trở thành quen thuộc trong mọi gia đình (household name).
Tôi có dịp ngồi làm việc hay nói chuyện với Giào sư Bông trong những buổi họp đông ngưòi như trong Hội Đồng Giáo Sư, hay ít vài ba bốn người như khi bàn công việc với ông, không nhũng tại văn phòng, có khi ông mời đền nhà nữa, cho nên có dịp nhận xét kỹ là tuy ông nghiêm túc, khi cần, trước các sinh viên hay nhân viên đông đảo, nhưng lại là ngưòi có biết vui vẻ, riễu cợt, khôi hài với các ngưới gần gũi (câu khôi hài kèm theo cái tay vỗ vào đầu gối hay đùi để nhấn mạnh thêm). Điều này làm cho người cộng sự thoải mái, làm việc với ông tận tuỵ hơn.
Con người bình dân dễ tính đối với người cộng sự này lại là người không biết sợ cường quyền và rất can trường. Khi Ông Nguyễn Văn Hướng (tục danh là Mười Hướng), Phụ tá Hành Chánh cho Tổng Thống Thiệu, biết đến khả năng của tôi qua Giáo sư Hoàng Xuân Hào, lúc đó làm trong văn phòng Phụ Tá Pháp lý cho ông Tổng Thống, yêu cầu Giáo sư Bông cử tôi từ Học Viện Hành Chánh qua đó làm việc, Giáo sư hỏi ý kiến tôi, tôi trả lời là tôi không thích rời khỏi vị trí tại Học Viện, và Giáo sư Bông đã nói với ông Hướng là Giáo sư giữ tôi lại Học Viện, mặc dù Phủ Tỗng thống là cấp trên của Học Viện , có thể trưng dụng nhân viên nếu muốn. Ngay từ những ngày đầu tiên tôi mới vô Học Viện năm 1965, tôi cũng đã thấy Giáo sư Bông không sợ cường quyền. Ngày khai mở niên học 1965, Giáo sư Bông giao cho tôi đọc bài diễn văn khai khoá, tôi tóm lược luận án tiến sĩ của tôi về vai trò quân đội trong chính trị các nước Đông Nam Á. Phủ Thủ Tướng (gọi là Uỷ Ban Hành Pháp Trung Ương, do Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ Tịch) bèn cử Đại Tá Dương Hồng Tuân đến Học Viện dự ngày khai khoá, và còn đòi coi trước bài diễn văn của tôi , xem có gì động chạm đền chế độ quân nhân đương quyền ở Việt Nam hay không. Giáo sư Bông nói với tôi là tha hồ muốn nói gì thì nói. Tôi nói hết những ưu khuyết điểm của các chế độ quân nhân. Tôi nhớ là Giáo sư Bông cũng đã diễn giảng về đối lập chính trị một ít năm trước đó.
Như đã nói trên, vì các công việc Giào sư Bông làm, từ vai trò Viện Trưởng một học viện quốc gia huấn luyện cho cán bộ hành chánh các cấp, đền các cuộc kinh lý đi thăm các địa phương, cho nên không những các thành phần lãnh đạo trong xã hội Miền Nam biết Giáo Sư, mà các gia đình trong quần chúng Việt Nam ở các địa phương cũng biết tên ông, mà ông Đại sứ Hoa Kỳ mô tả là “household name”. Người Mỹ đã quý trọng Ông và bà Phu nhân; họ đã thu xếp để bà Bông được đề cử làm Hội Trưởng Hội Việt Mỹ, một biểu tượng cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt và Mỹ.
Có lẽ khi được tin là người Mỹ khuyến khích Tổng Thống Thiệu đề cử Giào Sư Bông làm Thủ Tướng dân sự, ngõ hầu với tinh thần đại đòan kết, uy tín của ông và lập trưòng dân chủ của ông, chế độ Miền Nam Việt Nam sẽ được củng cố với thế nhân dân và dân chủ nhiều hơn, có chính nghĩa nhiều hơn cho chế độ do quân đội nắm nhiều quyền, tạo hy vọng là Đồng Minh Mỹ sẽ ủng hộ chế độ Miền Nam nhiều hơn và Miền Nam có hy vọng tồn tại, Trung Ương Cục Miền Nam của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã liên lạc qua bà Nguyễn Tuấn Anh với Ban Đặc Công Thành Uỷ Saigon để ra lệnh ám sát Giáo sư, ám sát ngay ngày hôm sau khi Tổng Thống Thiệu mời Giáo sư làm Thủ Tướng (thời điểm cách một ngày này, do phu nhân của Gíao sư, bà Jackie Bông, nói với tôi) . Liên lạc viên này đã xác nhận việc ám sát trong một bữa tiệc năm 1985 tại nhà ở Saigon của bà con của cựu sinh viên Học Viện Hành Chánh Trần Quý Hùng (hiện ở Mỹ). Phóng Viên Tiziano Terzani trong cuốn “Giai Phong” có viết rằng cựu sinh viên Nguyễn Hữu Thái cũng xác nhận điểm này.
(Xin bắm vào đây để đọc tiếp)
Kỷ niệm với
Giáo sư Nguyễn Độ
LS Đòan Thanh Liêm
Tôi theo học ở Đại học Lưật khoa Saigon khóa 1955-58, đó là khóa đầu tiên của Trường Luật mà vừa mới được người Pháp trao lại cho Chánh phủ Việt nam. Vị Khoa trưởng tiên khởi kể từ niên khóa 1955-56 là Giáo sư Vũ Văn Mẫu, lúc đó còn kiêm nhiệm thêm chức vụ Bộ trưởng Ngọai giao thời chế độ Đệ nhất Cộng hòa nữa. Qua năm sau, tôi lên học năm thứ hai Ban Cử nhân Luật và được học với Giáo sư Nguyễn Độ trong hai môn, đó là môn Luật Hành chánh và môn Hình luật Tổng quát.
Giáo sư Độ người vừa tầm thước, lúc đó vào cỡ tuổi 35-37, nhưng ăn vận trẻ trung, mái tóc luôn chải ép gọn, với cặp kính trắng khá thanh nhã làm tóat lên sự thông minh trí thức. Hồi đó giáo sư vẫn còn độc thân và được các sinh viên xầm xì là ông có lối sinh họat hồn nhiên, vui sống như cái thời ông còn theo học ở bên Pháp ngày trước. Ông hay đậu chiếc xe hơi Wolkswagen xinh xắn tại sân trường.
Bài giảng của giáo sư nặng nhiều về lý thuyết và kèm theo các chi tiết minh họa thực tế, nên nhiều sinh viên miền nam mà theo học theo chương trình Pháp ở bậc trung học, thì phải dày công theo dõi lắm mới có thể nắm bắt hết ý nghĩa được. Có bạn nói là cours này “rối mù quá” (touffu). Nhưng mà nếu sinh viên chịu khó tra cứu thêm ở các sách báo khác ở thư viện của trường, mà hồi đó phần lớn là tài liệu bằng tiếng Pháp, thì sẽ thấy được là các bài giảng của giáo sư đã được sọan thảo rất công phu với đày đủ chi tiết cả về lý thuyết lẫn về thực hành. Một số sinh viên học tòan thời gian (full time student) như các bạn Nguyễn Đình Thảng, Cao Huy Thuần và tôi, thì hay rủ nhau vào thư viện của trường để tìm kiếm sách báo đọc thêm. Và chúng tôi tìm được vài bài ký tên “Nguyễn Độ” được đăng trong tập san “Repertoire Dalloz” là lọai ấn phẩm về luật pháp từ lâu vẫn có uy tín của nước Pháp. Có thể nói ít có giáo sư ở trường Luật Saigon thời đó mà lại có bài phân tích, phê bình luật học mà được chọn đăng nơi tập san uy tín như vậy.
Tôi vẫn còn nhớ hồi đó vì cơ sở của trường trên đường Duy Tân còn thiếu phòng ốc, nên chúng tôi hay phải qua học nhờ bên cơ sở của Viện Đại học Saigon trên đường Trần quý Cáp. Và mấy lần sau lớp giảng, tôi có thắc mắc phải đến hỏi giáo sư Độ để nhờ giáo sư giảng nghĩa thêm cho. Mà lần nào tôi thấy giáo sư cũng đều vui vẻ chỉ dẫn thêm cho sinh viên; đôi khi cuộc trao đổi có thể kéo dài đến 10-15 phút, mà giáo sư không hề tỏ ý là bị sinh viên làm phiền hà chi cả. Thành ra, riêng về bản thân mình, tôi luôn có ấn tượng tốt đẹp với giáo sư Nguyễn Độ, ngay từ cái ngày mới được thụ giáo với ông vào năm 1956-57 lúc đó.
Sau khi tốt nghiệp ra trường mấy năm, tôi lại có duyên làm việc chung với giáo sư Độ nữa. Thật là một dịp may mắn hy hữu cho tôi. Sự việc như sau : Năm 1961, sau khi tu nghiệp tại Quốc hội Hoa kỳ về, thì tôi được cơ quan cử tôi đến làm nhiệm vụ thư ký cho giáo sư Nguyễn Độ trong việc sọan Bản Dự thảo Bộ Hình Luật cho Ủy Ban Tư Pháp Định chế của Quốc Hội, mà lúc đó do Dân biểu Lại Tư làm Chủ tịch. Tôi đến gặp giáo sư tại tư gia nơi cư xá giáo chức Đại học trên đường Duy Tân gần với đường Hiền Vương. Cách xa mấy năm, nay thầy trò lại gặp nhau, tôi thật vui mừng. Giáo sư nói với tôi : “Ông cứ việc nghỉ buổi chiều, đến tối cỡ 6.00 - 6.30 sau khi cơm nước xong, thì chúng mình sẽ cùng nhau làm việc. Vào buổi tối trời mát, thì làm việc mới thỏai mái được…”
Khi bắt tay vào làm việc, thì giáo sư căn dặn tôi đại khái như sau : “Tôi nhận làm việc này là do lời yêu cầu của ông Dân biểu Lại Tư cũng là bạn bè quen biết từ lâu trong giới luật gia. Nhưng tôi đã ra điều kiện với ông Lại Tư rằng : tôi sẽ không ra trước Quốc hội để mà phải trả lời những “questions idiotes” của mấy ông Dân biểu đâu. Vì thế, cho nên ông chịu khó ghi chép cẩn thận về những điều tôi nói ở đây, để rồi sau này chính ông sẽ giải thích cho các ông Dân biểu. Chứ riêng phần tôi, thì tôi chỉ là một người cố vấn cho Ủy ban Tư pháp Định chế của ông Lại Tư mà thôi, tôi không nhận việc phải trả lời thắc mắc của mấy ông Dân biểu đâu. Xin ghi rõ là điều kiện tôi đã thỏa thuận với ông Lại Tư là như thế đó…” Càng làm việc gần với ông, tôi càng thấy rõ được sự uyên bác của ông về mặt luật học. Và tôi càng cảm mến phong cách lịch sự tinh tế của ông nữa.
Công việc tôi làm thư ký với giáo sư Độ chưa hòan tất, thì vào đầu năm 1962, tôi phải đi trình diện khóa 13 Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Và cũng vì năm 1963, chế độ Đệ nhất Cộng hòa bị giải thể sau cuộc chính biến 1/11, thì Quốc hội cũng bị giải tán, nên bản dự thảo này cũng đã không thể nào được đưa ra biểu quyết để trở thành một đạo luật nữa.
Hồi làm sĩ quan trong Phòng Pháp chế & Tố tụng của Bộ Quốc phòng năm 1963-65, tôi còn hay được theo dõi các bài kết luận của giáo sư trong tư cách là Cố vấn của Tham chánh viện trong hệ thống Tòa án Hành chánh dưới thời Việt nam Cộng hòa nữa. Tôi luôn đánh giá cao cái lối lập luận rất chặt chẽ vững vàng của vị luật gia có tên tuổi lớn trong lãnh vực luật Hành chánh ở Việt nam hồi đó.
Sau đó, lâu lâu tôi vẫn đến nhà thăm giáo sư, và lúc nào tôi cũng được ông và bà xã tiếp đón niềm nở, quý mến trân trọng. Nhất là sau năm 1975, thì giáo sư lại càng rảnh rỗi hơn.Ông được bố trí dậy môn Pháp văn cho sinh viên, thì ông chẳng cần phải mất thời giờ sọan bài vở gì cả. Giáo sư kể nhiều chuyện ở ngòai Bắc, vì các ông Nguyễn Cơ Thạch, Phan Hiền lúc đó là cấp thứ trưởng ở Hanoi thì đều là bạn học chung từ hồi trước năm 1945. Lại nữa bà Nguyễn Cơ Thạch còn là cousin với bà Nguyễn Độ, nên mối liên hệ lại càng khắng khít giữa hai gia đình.
Kết cục là gia đình giáo sư Độ đã được đi định cư bên nước Pháp khá sớm, không bao lâu sau khi giáo sư Vũ Quốc Thúc cũng được bảo lãnh sang Pháp. Sau khi giáo sư đi qua Pháp rồi, tôi vẫn lại có duyên với căn nhà cũ của ông tại đường Duy Tân, vì căn nhà sau đó lại được cấp phát cho Bác sĩ Ngô Tôn Liên là bạn cùng ở Đại học xá Minh Mạng với tôi hồi năm 1955-56. Con gái của Liên lại là bạn học chung với con gái của tôi ở trường trung học Minh Khai nữa. Thành ra mỗi lần đến chới với Bác sĩ Liên, thì tôi lại nhớ đến giáo sư Nguyễn Độ ngay tại căn nhà, mà từ mấy chục năm xưa tôi đã sát cánh làm việc với giáo sư.
Nay giáo sư từ giã cõi đời ở bên Pháp đã mấy năm rồi, nhưng đối với tôi thì giáo sư Nguyễn Độ luôn để lại trong tôi một hình ảnh trong sáng của một người trí thức, của một vị luật gia rất tận tâm với chức nghiệp và của một vị thầy có một sở học thật vững chắc hồi giữa thế kỷ XX ở miền Nam Việt nam.
Tôi xin viết những dòng chữ này để ghi lại một ít kỷ niệm thân thiết riêng tư của tôi với vị giáo sư khả kính và khả ái, mà tôi có duyên được gần gũi thân thương khởi đầu cách nay đã trên 50 năm rồi. Xin cầu chúc giáo sư luôn thanh thản nơi cõi Vĩnh Hằng.
California Tháng Bảy 2009
Đòan Thanh Liêm
TƯỞNG NHỚ LUẬT SƯ NGUYỄN HỮU HIỆU
__________________
Nguyễn Hữu Hiệu sinh ở Hải Phòng trong một gia đình Cha họ Nguyễn
Hữu làng Tây Mỗ Hoài Đức Hà Đông, Mẹ họ Hà làng Nhân Lộ Quảng Hóa
Thanh Hóa. Thuở nhỏ học ở nhà rồi sau đó theo học tại Trung Học Đào Duy
Từ, Lam Sơn Thanh Hóa. Bị bắt giam tại công an Vĩnh Lộc (1953-54) rồi
nhận lệnh quản thúc 30 năm tại Vạn Thiện Nông Cống Thanh Hóa về tội
“con địa chủ phản động”.
Trốn vào Nam trong phong trào di cư cuối tháng chạp năm 1954 Nguyễn
Hữu Hiệu lần lượt theo học tại các trường Trung Học Hồ Ngọc Cẩn, Pétrus-
Ký, rồi lên học tại Đại Học Văn Khoa và Đại Học Luật Khoa Saigon.
Sau khi rời Đại Học Nguyễn Hữu Hiệu làm luật sư tại Saigon (1961-
1975), dân biểu Quốc Hội Lập Hiến (1966-1967), dân biểu Quốc Hội Lập
Pháp (1971-1975), chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Định Chế (1971-1972). Tác giả
dự án bãi bỏ án tử hình tại Việt Nam. Chủ nhiệm kiêm chủ bút Nguyệt San
Chính Danh (1974-1975).
Sau năm 1975 Nguyễn Hữu Hiệu bị bắt và bị giam tại các “trại cải tạo”
Long-Châu-Hà (1975) Long Thành (1975-1976), Phú Sơn 4 Bắc Thái (1976-
1979), Thanh Phong - Thanh Hóa (1979-1981), Z.30A - Xuân Lộc (1981-
1983) và Trung Tâm bài lao PNT (1983-1985).
Sau khi ra trại tù, vượt biên, có ở tại các trại tỵ nạn Longgiai, Phanat
Nikhom Thái Lan, Bataan Phi Luật Tân (1988-1989).
Đến Mỹ tháng giêng 1990. Học lại ở Mỹ từ đầu. Tốt nghiệp A.A. in
Philosophy hạng danh dự tại Chaffey College (1993), B.A. in English
Writing hạng ưu tại University of Redlands (1995).
Tờ Daily Bulletin ở California Hoa Kỳ trong số báo ngày Chủ Nhật 29
tháng 5 năm 1994 có đăng tải một bài báo của ký giả Cameron Coulter viết
về Nguyễn Hữu Hiệu. Trong đó ký giả này đã nhắc lại lời của giáo sư Bea
Rose, giáo sư Triết học của Trường Chaffey như sau: “Hiệu có lẽ là một
trong số các sinh viên rất hấp dẫn mà chúng tôi được gặp và ông đã vượt
qua được nhiều nỗi trở ngại khốn khó hơn các người khác mà tôi từng hay
biết”.
Ký giả này viết tiếp: “Những nỗi khốn khó trên bao gồm cả cảnh tù đày,
việc hai người con bị chết, việc người vợ bỏ ra đi và bệnh ho lao hành hạ.
Trong khi đa số các người Việt tị nạn không tìm được phương tiện để bỏ
nước ra đi hầu tránh sự khổ đau sau cuộc đổi đời thì Hiệu đã có dư cơ hội
để vượt thoát sớm. Trước khi Saigon sụp đổ, vào lúc những toán quân miền
Bắc Việt Nam tiến gần vào thành phố, những người đồng viện thuyết phục
Hiệu ra đi với họ theo cuộc di tản của Hoa Kỳ, nhưng ông ta đã từ chối”.
Vào năm 2001 một số bài thơ của Nguyễn Hữu Hiệu đã được xuất bản,
gom lại thành một tập thơ mang tựa đề: “BỐN MƯƠI NĂM (1953-1993)
THƠ NGUYỄN HỮU HIỆU”.
Cuối năm 2001 tôi hân hạnh được “Nhóm Thân Hữu” của Luật Sư
Nguyễn Hữu Hiệu chuyển cho một số tài liệu cùng tập thơ nói trên và một số
các truyện ngắn mà Luật Sư Nguyễn Hữu Hiệu viết ra bằng Anh ngữ. Thể
theo lời đề nghị của “Nhóm Thân Hữu” một số các truyện ngắn này đã được
tôi và anh LK. Lê Duy San chia nhau dịch ra Việt ngữ và “Nhóm Thân Hữu”
tài trợ để xuất bản vào năm 2002 thành một tuyển tập truyện ngắn với tiêu
đề là “TÔ CHÁO RẮN” (The Bowl of Snake Soup).
Các chi tiết về một quãng đời của Luật Sư Nguyễn Hữu Hiệu ghi tại đây
đã được trích dẫn từ tài liệu của “Nhóm Thân Hữu”. Phần “ĐỌC THƠ
NGUYỄN HỮU HIỆU” được trích trong tuyển tập truyện nói trên. Truyện
“TÔ CHÁO RẮN” (một trong 9 truyện của tuyển tập) cũng được đăng tải lại
để gọi là một chút kỷ niệm với một bạn đồng nghiệp khả kính.
VIRGINIA, USA
Ngày 17-12-2008
LS. Ngô Tằng Giao
Xin bấm vào đây để đọc Thơ và Truyện của LS Nguyễn Hữu Hiệu